Địa lý Petra

Nhìn toàn cảnhĐền lớn của PetraCánh cổng Hadrian ở con đường chính (cardo maximus)

Rekem là tên cổ của Petra và xuất hiện trong Dead Sea scrolls (Những cuộn giấy da tại Biển Chết)[4] thường được kết hợp với Núi Seir. Thêm vào đó, EusebiusJerome[5] khẳng định rằng Rekem là tên gốc của Petra, dựa theo lời của Josephus[6], Pliny Già và các tác giả khác cũng công nhận Petra là thủ phủ của Vương quốc Nabatea của người Nabataea, những người Semite nói tiếng Aramaic, và là trung tâm của nền thương mại trao đổi bằng caravan (những nhóm lữ hành) của họ. Được che giấu bởi các vách đá nhô cao và cung cấp nước bởi một con suối quanh năm không cạn nước, Petra không chỉ có những lợi thế của một pháo đài mà còn kiểm soát các luồng thương mại chủ yếu đi qua nó để đến Gaza ở phía Tây, BosraDamascus ở phía Bắc, đến AqabaLeuce Come bên bờ Biển Đỏ, và đi qua sa mạc đến vịnh Ba Tư.

Khe núi Siq dẫn vào Petra

Các cuộc khai quật đã chứng tỏ có khả năng người Nabataea đã kiểm soát nguồn cung cấp nước dẫn tới sự phát triển của thành phố trên sa mạc, tạo nên một ốc đảo đầy tính nghệ thuật. Khu vực này cũng đã chịu ảnh hưởng bởi các trận lũ quét và các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy cách người Nabataea chống chọi với lũ lụt bằng cách sử dụng các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước. Do vậy, nước được tích trữ có thể được sử dụng trong những thời kỳ hạn hán kéo dài, và thành phố đã làm giàu bằng cách bán nước[7][8].

Mặc dù dưới thời một thời xa xưa người ta có thể đến Petra từ phía Nam (qua Ả Rập Xê Út trên một tuyến đường vòng qua Jabal Haroun, Núi của Aaron, đi xuyên qua vùng đất Petra), hoặc có thể từ các cao nguyên tới phía Bắc, nhưng phần lớn các du khách hiện đại đến với khu vực cổ kính này qua cửa ngõ phía Đông. Lối vào từ phía Đông phải đi qua một hẻm núi dốc đứng vừa tối vừa hẹp (nhiều nơi chỉ rộng 3–4 m) gọi là hẻm Siq (mũi tên/ngọn giáo/tia chớp/đường thông), một thành tự nhiên được tạo thành bởi một vết nứt sâu trong các phiến đá cát kết và là cửa ngõ tiến vào Wadi Musa. Cuối đoạn đường này là công trình có giá trị nhất ở Petra, Al Khazneh ("Kho báu"), tạc dựng ngay vào sườn núi.

Cách "Kho báu" một quãng không xa, dưới chân núi en-Nejr là một nhà hát lớn, được đặt tại chỗ mà từ đó có thể nhìn thấy nhiều lăng mộ nhất. Tại nơi mà thung lũng mở vào khu vực đất đai rộng lớn thì thành phố hiện ra với rất nhiều ấn tượng. Trong quá trình xây dựng, đài vòng (amphitheatre) được tạc vào sườn núi và một số lăng mộ. Những đường cắt vuông góc nhau ở chỗ các chỗ ngồi vẫn còn có thể quan sát được. Bao bọc thành phố ở cả ba phía là những bức tường núi màu hồng, được chia thành các cụm bởi những vết nứt sâu, và nối liền với những gò đá cao có dạng của những cái tháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Petra http://www.auac.ch/bns http://www.nationalgeographic.com/photography/gall... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://www.sacredsites.com/middle_east/jordan/petr... http://www.brown.edu/Departments/Anthropology/Petr... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://nabataea.net/waterw.html http://www.agiweb.org/geotimes/june04/feature_petr... http://www.amnh.org/exhibitions/petra/ http://www.jordanembassyus.org/12152006002.htm